Hamster – 1 giống chuột xinh xắn, thông minh đang rất được giới trẻ châu Á nuôi làm thú cưng trong đó có Việt Nam. Một vấn đề được đặt ra, liệu nuôi chuột hamster có bị bệnh không? Cũng giống như tất cả các loài vật nuôi khác, chuột hamster cũng có những bệnh thường gặp. Bài viết này sẽ chia sẻ cùng bạn đọc những loại bệnh phổ biến khi nuôi hamster nhé!
Hiện nay, trào lưu nuôi chuột Hamster hết sức phổ biến tại Việt Nam. Những chú pet này ngày càng đa dạng và phong phú về chủng loại cùng với đó là cách nuôi khá đơn giản phù hợp với điều kiện của rất nhiều người. Bài viết này sẽ chia sẻ một cách tổng hợp về cách nuôi chuột Hamster:
Tình trạng bị chuột cắn chảy máu không quá hiếm, đặc biệt chuột rất thích cắn chân người trong khi ngủ. Nếu chẳng may bị chuột cắn chảy máu liệu có vấn đề gì không và có cần phải chích ngừa không?
Chuột cắn có nguy hiểm không
Bị chuột cắn chảy máu có sao không
Chuột là loài động vật gặm nhấm chẳng những gây hại cho tài sản, thực phẩm của con người mà chúng còn tiềm ẩn những mối nguy hại với sức khỏe. Nếu bị chuột cắn nhưng con chuột đó khỏe mạnh, không mang virut bệnh dại, vết cắn có chảy máu cũng chỉ là vết xước ngoài da và đợi vài hôm sẽ lành. Nhưng nếu con chuột đó mang virut dại, câu chuyện không còn đơn giản như bạn thấy. Có thể bạn không biết rằng, nhiều người chủ quan với vết cắn của chuột sau đó sẽ bị suy thận, giảm tiểu cầu, sốt và có thể dẫn đến tử vong.
Bệnh dại từ chuột lây sang người do con virut mang tên Hantavirus. Loại virut này sống trong phân, nước tiểu và cả nước bọt của chuột nên khi chuột cắn, virut sẽ theo vết thương hở lây sang con người. Biểu hiện thông thường khi con người bị nhiễm loại virut này gồm:
Khi bệnh nặng sẽ chuyển sang suy hô hấp, suy thận, suy tim và dẫn đến tử vong
Như vậy, khi chuột cắn chảy máu nếu may mắn bạn sẽ chỉ bị xước 1 vết thương nhỏ và lành khá nhanh. Nhưng không may mắn, bạn sẽ bị nhiễm virus kể trên trở thành mối nguy hiểm đối với sức khỏe và tính mạng của bạn.
Bị chuột cắn có nên chích ngừa
Thật may, virut Hantavirus cũng như bệnh do loại virut này gây ra cho con người có thể điều trị được bằng kháng sinh. Bạn không nên chủ quan sau khi bị chuột cắn. Đầu tiên, tiến hành vệ sinh sạch sẽ vết chuột cắn bằng nước sạch và xà phòng, tiếp đến sát trùng lại bằng cồn.
Phòng còn hơn chống, cho dù chuột cắn bạn có virut hay không, bãn cũng cần đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và tư vấn tiêm phòng nhé. Mặc dù chuột rất hiếm mang virut dại, không phổ biến như chó hay mèo nhưng không phải vì thế mà bạn chủ quan, nghĩ rằng con chuột cắn mình hoàn toàn khỏe mạnh. Tiếp tục theo dõi tình hình sức khỏe của bản thân trong những ngày sau đó, nếu thấy có bất kì hiện tượng, biểu hiện lạ nào phải nhập viện để được điều trị ngay lập tức
Cách tốt nhất để không bị rơi vào tình huống này, hãy vệ sinh sạch sẽ ngôi nhà của bạn, đảm bảo không có chỗ trú ngụ cho chuột sinh sôi, nảy nở.
Một ngày đẹp trời, bạn nhận thấy chú chuột hamster của mình bị rụng lông mà không hiểu nguyên do vì sao và xử lý ra làm sao? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về những nguyên nhân khiến chuột hamster bị rụng lông và cách chữa trị khi gặp phải tình huống này.
Hamster bị rụng lông do rất nhiều nguyên nhân khác nhau
Nuôi 1 chút chuột hamster đang được rất nhiều người yêu thích. Bởi thú cưng chuột hamter khá sạch sẽ, dễ chăm sóc hơn chó và mèo. Tất nhiên, khi đã nuôi và coi hamster như 1 người bạn, bạn rất muốn dành những gì tốt nhất cho chú chuột đáng yêu đó. Đồ chơi là 1 trong những vật không thể thiếu của chuột hamster, hãy tự tay làm bánh xe chạy cho chú chuột của mình nhé.
Chuột lang cảnh là một loài vật nuôi được nhiều người ưa chuộng, chúng rất đáng yêu, dễ nuôi, lại không cần không gian rộng mới có thể nuôi được giống như chó, mèo. Cách nuôi dưỡng và chăm sóc cho chuột lang cũng tương đối dễ, bạn chỉ cần dành thời gian tìm hiểu là có thể chăm sóc tốt chúng, thậm chí nuôi chuột lang sinh sản.
Hamster hay còn gọi là ú, chuột lang là một loại thú cưng vô cùng dễ thương. Nhìn chúng như những cục bông di động, tròn tròn nằm gọn ở lòng bàn tay để ta có thể vuốt ve bất cứ lúc nào. Hamster hiện nay được bán ở nhiều khu vực thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh, Nha Trang, Đà Nẵng… Nếu bạn cần tìm các cửa hàng bán hamster giá rẻ ở Nha Trang thì hãy đến:
1. Hammy pet shop
Siêu thị thú cưng Hammy pet shop là địa chỉ cung cấp khá nhiều loại thú cưng như chó, meo, tắc kè và cả chuột Hamster. Những thú cưng ở đây đều ở chế độ chăm sóc cẩn thận, có giấy chứng nhận chứng sinh và sổ tiêm phòng theo dõi đầy đủ. Bạn có thể tìm thấy một con bọ ú đẹp nhất ở đây.
Một địa chỉ cung cáp Hamster và các loại thú cưng đáng yêu khác ở Nha Trang cho các bạn lựa chọn đó là Hamster Shop Nha Trang. Tại đây có đa dạng các loại thú cưng đảm bảo chất lượng và độ đáng yêu cực cao. Đặc biệt có thêm các loại thức ăn, đồ phụ kiện chăm sóc thú cưng hoàn hảo.
Địa chỉ: 77A Huỳnh Thúc Kháng, Nha Trang, Khánh Hòa
Bạn mới rinh về 1 chú chuột hamster nhưng chưa biết cách chăm sóc đặc biệt chưa biết chú ta ăn gì, cho ăn với khẩu phần ra sao. Muốn nuôi 1 chú pet khỏe mạnh, chế độ ăn vô cùng quan trọng và đương nhiên bạn không thể bỏ qua những kiến thức về chuột hamster ăn gì, thức ăn cho chuột hamster như thế nào.
Thức ăn cho hamster rất đa dạng
Chuột hamster ăn gì?
Chuột hamster là 1 loài vật khá hiếu động khi chúng thường xuyên chạy ma – ra – tông. Đương nhiên khi chúng hiếu động như thế, chúng cũng sẽ ăn rất nhiều để có đủ năng lượng hoạt động. Thật may những chú chuột hamster không hề kén ăn, chúng ăn được rất nhiều loại thức ăn khác nhau như:
+ Các loại rau: bí ngôi, cà rốt, dưa chuột, bí xanh, bắp cải…
+ Các loại hạt: hạt lạc, hạt óc chó, hạt điều, hạt hướng dương, hạt thông…
+ Các loại ngũ cốc như gạo, thóc, ngô, lúa mì, kê…
+ Nguồn thức ăn từ động vật gồm có: sâu, giun, thịt gà, thịt bò, sữa, bánh mì…
Ngoài ra, còn có những loại thức ăn đóng sẵn dành riêng cho chuột hamster bạn dễ dàng mua tại các cửa hàng thú cưng. Mặc dù chuột hamster dễ dàng ăn được nhiều loại thức ăn, nhưng không phải vì thế mà bất cứ thứ gì bạn cũng cho chúng ăn được đâu nhé. Một số thức ăn nên tránh như rượu bia không dại gì cho thú cưng thử, muối dấm sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của chuột, đồng thời các loại kẹo nên tránh cho hamster của bạn ăn nếu không muốn làm bé hay bị đau bụng. Thức ăn cho hamster phải là thức ăn mới, rau củ hay bất cứ thứ gì đã hỏng, đã thối đều không được dùng cho hamster ăn nhé!
Khẩu phần ăn của hamster
Theo kinh nghiệm từ những người nuôi hamster lâu năm, thức ăn của hamster trong ngày có thể chia thành: thức ăn chính và thức ăn phụ; thức ăn nên ăn và thức ăn hamster thích.
+ Thức ăn chính của hamster là các loại hạt và không thể thiếu trong 1 ngày như hạt kê, hạt ngô, gạo, cơm… Bên cạnh đó bổ sung rau, hoa quả tươi mới sẽ tăng cường dinh dưỡng cho chuột, rất có lợi cho sự phát triển khỏe mạnh của hamster.
+ Thức ăn nên ăn và thức ăn hamster thích: Bạn cần đa dạng nguồn thức ăn của hamster để chú pet của mình có được nguồn dưỡng chất đầy đủ nhất, do đó bạn nên thực hiện 1 thực đơn trong tuần cho hamster. Bên cạnh đó, mỗi chú chuột hamster sẽ có 1 khẩu vị khác nhau, chiều chuộng chú pet của mình bằng 1 chút thức ăn mà chú ta thích cũng không vấn đề gì cả.
Lưu ý không nên cho Hamster ăn quá nhiều hạt có chứa dầu sẽ khiến chú bị nặng bụng, khó tiêu, không có lợi cho tiêu hóa đâu nhé.
Chuột lang hiện nay được xem như một loại thú cưng, được rất nhiều người ưa thích bởi ngoại hình béo ú dễ thương. Nếu các bạn đã sở hữu cho mình 1 chú chuột lang hoặc đang chuẩn bị có ý định nuôi chuột lang thì hãy tham khảo bài viết dưới đây về cách làm chuồng nuôi chuột lang đơn giản. Tùy thuộc vào điều kiện kinh tế cũng như không gian cho phép, hãy cân nhắc kỹ càng trước khi bắt tay vào làm chuồng nuôi chuột lang nhé.
Chuột lang hiện nay là một trong số những loại thú nuôi được khá nhiều người quan tâm. Nếu điều kiện và không gian sống của bạn không cho phép nuôi những con vật to như chó, mèo thì lựa chọn nuôi những chú chuột lang là rất hợp lý. Tuy nhiên bên cạnh đó cũng có nhiều mối nghi ngại về vấn đề nuôi chuột lang có hại hay không khiến nhiều người mới và đang có ý định nuôi chuột lang phải băn khoăn.