Chó bị ngộ độc thức ăn phải làm sao? Cách chữa chó bị ngộ độc thức ăn


Chó bị ngộ độc thức ăn phải làm sao là điều mà bạn nên quan tâm khi nuôi thú cưng trong nhà. Thông thường thức ăn nếu để ôi thiu, bị lên men nấm mốc hoặc thực phẩm tẩm bả chuột là những nguyên nhân khiến chó dễ bị ngộ độc nhất. Bạn cần bình tĩnh xử lý từng bước, tránh để chó kinh động có thể gây nguy hiểm cho bản thân.

Nhận biết chó bị ngộ độc thức ăn

Khi chó bị ngộ độc thức ăn luôn có dấu hiệu bất thường. Rõ ràng nhất là chúng có biểu hiện co giật, ngồi hoặc nằm lử một chỗ sùi bọt mép, mắt trợn ngược. Những loại thức ăn không xác định được thì có thể chúng đã ăn phải thức ăn chứa thuốc độc như hóa chất công nghiệp, thuốc diệt côn trùng, thuốc đánh chuột.

cho-bi-ngo-doc-thuc-an-phai-lam-sao

Tìm nguyên nhân và xử lý nhanh khi chó bị ngộ độc thức ăn

Đặc biệt hiện nay, nhiều đối tượng trộm chó đã tẩm thuốc chuột vào những món ăn chó yêu thích như giò chả, pate, xương lợn vứt vào khu vực chó hoạt động và theo dõi để bắt chó. Nếu chó ăn phải xác chuột chết mà chuột bị dính bả thì nguy cơ bị ngộ độc cũng rất cao. Bình tĩnh để xử lý là cách tốt nhất giúp chó loại bỏ bớt độc tố trước khi có sự can thiệp của bác sĩ thú y.

Cách chữa cho chó bị ngộ độc thức ăn

Khi đã xác định hoặc nghi ngờ chó bị ngộ độc thức ăn, dính bả chuột thì bạn cần nhanh chóng giúp chúng nôn ra hết thức ăn đã ăn phải. Nếu để thức ăn , thuốc độc ngấm sâu vào thành dạ dày thì thực sự rất khó chữa, tỉ lệ chó tử vong cao. Mỗi loại chất độc sẽ có cách xử lý khác nhau, nếu bạn giữ hoặc phát hiện được thức ăn chứa độc gì cho bác sĩ thú y xem thì sẽ rất tốt.

Trong khi đó, cách giúp chó nôn ra được thức ăn chứa chất độc đó là gây nộn bằng nước oxy già (phải là oxy mới thì mới có tác dụng mạnh). Liều lượng 1 thìa café/4-5kg cân nặng. Cứ 15 phút cho uống một lần để chó nôn ra nhưng không dùng quá 3 lần nếu không có tác dụng. Nếu không có oxy già thì dùng giấm chua có sẵn trong nhà bơm trực tiếp vào miệng chó. Tuy nhiên, nếu chó tự nôn ra được thì không cần bổ sung chất gây nôn, hoặc chúng đã rơi vào trạngthái hôn mê thì cũng không thể gây nôn được.

Khi đưa chó đến phòng khám, bác sĩ sẽ thụt rửa dạ dày bằng lượng nước lớn hòa tan chất độc truyền dịch đường tính mạnh và sử dụng thêm thuốc theo chỉ định chuyên khoa.  Hãy cố gắng đưa chó đến bác sĩ thú y càng nhanh càng tốt nếu muốn giữ được sự sống.


HÃY CHIA SẺ SUY NGHĨ CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT?! (Bình luận của bạn sẽ hiển thị sau khi được quản trị viên phê duyệt)

Please enter your comment!
Please enter your name here