Bạn nuôi 1 chú thỏ cưng và chú ta sắp đến ngày sinh nở. Bạn lo lắng không biết phải làm sao để chăm sóc thỏ con mới đẻ giúp thỏ con được khỏe mạnh và lớn nhanh. Bài viết này chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn 1 cách chi tiết nhất những điều cần biết chăm sóc thỏ con mới đẻ nhé!
Đón thỏ sơ sinh chào đời
Tỉ lệ thỏ sơ sinh chào đời bị chết do thiếu kiến thức từ người nuôi rất cao. Vì thế bạn cần có sự chuẩn bị thật tốt trước khi thỏ mẹ chuyển dạ nhé. Trong giai đoạn này, thỏ mẹ cần được ăn nhiều hơn để có đủ dưỡng chất nhưng chia thành nhiều bữa ăn nhỏ khác nhau trong ngày, cho thỏ mẹ uống nước sạch. Thỏ mẹ đang sống cùng con thỏ khác hay không? Nếu có hãy tách riêng thỏ mẹ ra, bởi sự tác động qua lại của những chú thỏ khác không tốt cho thỏ con 1 chút nào.
Chuẩn bị ổ đẻ cho thỏ mẹ: một chiếc ổ ấm áp được lót bằng bông hoặc vải mềm sẽ rất lý tưởng cho thỏ sơ sinh. Thỏ sơ sinh không có lông nên rất cần sự ấm áp từ bông từ vải trong chiếc ổ. Bạn có thể dùng thùng carton kích thước vừa phải, sau đó thêm quần áo cũ với chất liệu vải mềm bên trong. Nếu bạn có thể kiến được rơm, dùng rơm làm lót ổ cũng rất tốt. Khi có dấu hiệu chuyển dạ, thỏ mẹ sẽ có biểu hiện sắp xếp lại rơm. Lưu ý, đặt ổ đẻ của thỏ mẹ ở vị trí yên tĩnh, kín gió nhé!
Chăm sóc thỏ sơ sinh như thế nào?
Trong quá trình sinh nở, thỏ cái không cần sự giúp đỡ, tuy nhiên không phải vì thế bạn bỏ mặc thỏ mẹ lúc vượt cạn nhé. Hãy theo dõi thỏ mẹ xem có dấu hiệu gì bất thường không. Khi thỏ mẹ đẻ xong, kiểm tra xem thỏ con được sinh ra như thế nào, có thỏ sơ sinh nào không sống sót không. Nếu chẳng may có chú thỏ sơ sinh đã chết, hãy dùng thức ăn dụ thỏ mẹ ra ngoài để lấy thỏ con đã chết ra ngoài. Tiếp tục lau dọn sạch ổ đảm bảo vệ sinh cho thỏ mẹ, thỏ con.
Nếu thời tiết không thuận lợi, tránh để thỏ sơ sinh nhiễm lạnh hãy sưởi ấm cho thỏ sơ sinh bằng cách đổ nước ấm vào chai và đặt vào trong ổ rơm. Tuy nhiên cần đảm bảo lớp lót ổ phủ lên chai nước, tránh để thỏ con tiếp xúc với chai nước.
Giai đoạn sơ sinh, thỏ con ăn hoàn toàn sữa mẹ nên chăm sóc thỏ sơ sinh tốt nhất chính là cung cấp đủ thức ăn, nước uống cho thỏ mẹ để thỏ mẹ có nguồn sữa dồi dào cho thỏ con. Thỏ mẹ một ngày chỉ cho thỏ con bú 1 đến 2 lần. Bạn có thể kiểm tra bằng cách bụng thỏ con căng lên và ấm có nghĩa rằng nó đã được bú no.
Khoảng hai tuần sau chào đời, thỏ sơ sinh cứng cáp hơn và có thể tự trèo ra khỏi ổ, hãy bắt đầu chế độ ăn uống dành cho thỏ sơ sinh bằng một ít bột viên nhé! Giai đoạn này không nên cho thỏ con ăn rau xanh hay ăn cỏ tránh các vấn đề về tiêu hóa. Bởi ngoài bột viên, thỏ con vẫn tiếp tục bú sữa mẹ.
Chúc bạn thành công!