Một ngày đẹp trời, bạn nhận thấy chú chuột hamster của mình bị rụng lông mà không hiểu nguyên do vì sao và xử lý ra làm sao? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về những nguyên nhân khiến chuột hamster bị rụng lông và cách chữa trị khi gặp phải tình huống này.
Hamster bị rụng lông do rất nhiều nguyên nhân khác nhau
Hamster – 1 giống chuột xinh xắn, thông minh đang rất được giới trẻ châu Á nuôi làm thú cưng trong đó có Việt Nam. Một vấn đề được đặt ra, liệu nuôi chuột hamster có bị bệnh không? Cũng giống như tất cả các loài vật nuôi khác, chuột hamster cũng có những bệnh thường gặp. Bài viết này sẽ chia sẻ cùng bạn đọc những loại bệnh phổ biến khi nuôi hamster nhé!
Bệnh ướt đuôi – một trong những căn bệnh phổ biến ở chuột hamster và là nguyên nhân khiến chuột hamster chết khá nhiều. Bạn đang nuôi hamster, mặc dù chú chuột của bạn chưa bị mắc bệnh, nhưng bạn vẫn nên chuẩn bị trước những kiến thức liên quan và kịp thời chữa trị cho thú cưng của mình nhé.
Bạn mới rinh về 1 chú chuột hamster nhưng chưa biết cách chăm sóc đặc biệt chưa biết chú ta ăn gì, cho ăn với khẩu phần ra sao. Muốn nuôi 1 chú pet khỏe mạnh, chế độ ăn vô cùng quan trọng và đương nhiên bạn không thể bỏ qua những kiến thức về chuột hamster ăn gì, thức ăn cho chuột hamster như thế nào.
Thức ăn cho hamster rất đa dạng
Chuột hamster ăn gì?
Chuột hamster là 1 loài vật khá hiếu động khi chúng thường xuyên chạy ma – ra – tông. Đương nhiên khi chúng hiếu động như thế, chúng cũng sẽ ăn rất nhiều để có đủ năng lượng hoạt động. Thật may những chú chuột hamster không hề kén ăn, chúng ăn được rất nhiều loại thức ăn khác nhau như:
+ Các loại rau: bí ngôi, cà rốt, dưa chuột, bí xanh, bắp cải…
+ Các loại hạt: hạt lạc, hạt óc chó, hạt điều, hạt hướng dương, hạt thông…
+ Các loại ngũ cốc như gạo, thóc, ngô, lúa mì, kê…
+ Nguồn thức ăn từ động vật gồm có: sâu, giun, thịt gà, thịt bò, sữa, bánh mì…
Ngoài ra, còn có những loại thức ăn đóng sẵn dành riêng cho chuột hamster bạn dễ dàng mua tại các cửa hàng thú cưng. Mặc dù chuột hamster dễ dàng ăn được nhiều loại thức ăn, nhưng không phải vì thế mà bất cứ thứ gì bạn cũng cho chúng ăn được đâu nhé. Một số thức ăn nên tránh như rượu bia không dại gì cho thú cưng thử, muối dấm sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của chuột, đồng thời các loại kẹo nên tránh cho hamster của bạn ăn nếu không muốn làm bé hay bị đau bụng. Thức ăn cho hamster phải là thức ăn mới, rau củ hay bất cứ thứ gì đã hỏng, đã thối đều không được dùng cho hamster ăn nhé!
Khẩu phần ăn của hamster
Theo kinh nghiệm từ những người nuôi hamster lâu năm, thức ăn của hamster trong ngày có thể chia thành: thức ăn chính và thức ăn phụ; thức ăn nên ăn và thức ăn hamster thích.
+ Thức ăn chính của hamster là các loại hạt và không thể thiếu trong 1 ngày như hạt kê, hạt ngô, gạo, cơm… Bên cạnh đó bổ sung rau, hoa quả tươi mới sẽ tăng cường dinh dưỡng cho chuột, rất có lợi cho sự phát triển khỏe mạnh của hamster.
+ Thức ăn nên ăn và thức ăn hamster thích: Bạn cần đa dạng nguồn thức ăn của hamster để chú pet của mình có được nguồn dưỡng chất đầy đủ nhất, do đó bạn nên thực hiện 1 thực đơn trong tuần cho hamster. Bên cạnh đó, mỗi chú chuột hamster sẽ có 1 khẩu vị khác nhau, chiều chuộng chú pet của mình bằng 1 chút thức ăn mà chú ta thích cũng không vấn đề gì cả.
Lưu ý không nên cho Hamster ăn quá nhiều hạt có chứa dầu sẽ khiến chú bị nặng bụng, khó tiêu, không có lợi cho tiêu hóa đâu nhé.
Nuôi 1 chút chuột hamster đang được rất nhiều người yêu thích. Bởi thú cưng chuột hamter khá sạch sẽ, dễ chăm sóc hơn chó và mèo. Tất nhiên, khi đã nuôi và coi hamster như 1 người bạn, bạn rất muốn dành những gì tốt nhất cho chú chuột đáng yêu đó. Đồ chơi là 1 trong những vật không thể thiếu của chuột hamster, hãy tự tay làm bánh xe chạy cho chú chuột của mình nhé.
Hiện nay, trào lưu nuôi chuột Hamster hết sức phổ biến tại Việt Nam. Những chú pet này ngày càng đa dạng và phong phú về chủng loại cùng với đó là cách nuôi khá đơn giản phù hợp với điều kiện của rất nhiều người. Bài viết này sẽ chia sẻ một cách tổng hợp về cách nuôi chuột Hamster: