Hamster bị ướt đuôi phải làm sao?


Bệnh ướt đuôi – một trong những căn bệnh phổ biến ở chuột hamster và là nguyên nhân khiến chuột hamster chết khá nhiều. Bạn đang nuôi hamster, mặc dù chú chuột của bạn chưa bị mắc bệnh, nhưng bạn vẫn nên chuẩn bị trước những kiến thức liên quan và kịp thời chữa trị cho thú cưng của mình nhé.

hamster-bi-uot-duoi-phai-lam-sao

Biểu hiện của bệnh ướt đuôi ở hamster

Nhận biết càng sớm, việc điều trị bệnh ướt đuôi cho hamster càng dễ dàng:

+ Khi bị bệnh ướt đuôi, hamster không còn nhanh nhẹn, không còn hoạt động nhiều, đi đứng chậm chạp và thậm chí có thể nằm bẹp 1 chỗ khi bệnh nặng.

+ Quanh khu vực hamster ở sẽ có mùi hôi khó chịu

+ Phần đuôi của hamster có bị dính những chất nhày do tiêu chảy. Khi bé hamster bị bệnh lâu, không chỉ ướt mỗi vùng đuôi mà còn ướt lên đến cả vùng bụng.

+ Chuột ăn ít, uống cũng ít và hay ngủ với tư thế gập người

Với những dấu hiệu trên, chắc chắn hamster đang bị bệnh ướt đuôi rồi đấy.

Cần làm gì khi hamster bị ướt đuôi

Nếu bạn nuôi nhiều hamster, đầu tiên cần thực hiện việc cách ly. Hãy cách ly ngay những chú chuột bị bệnh ra 1 lồng riêng tránh lây bệnh cho những hamster khỏe mạnh.

Đổ toàn bộ thức ăn, nước uống còn lại bên trong lồng đi, vệ sinh sạch sẽ khu vực lồng để đảm bảo chuột khỏe mạnh không có nguy cơ bị tấn công bởi nguồn bệnh.

Đưa chuột hamster bị bệnh đến gặp bác sĩ thú y để được chữa trị. Bởi tại đây chuột hamster sẽ được điều trị bằng thuốc kháng sinh, thuốc chống mất nước mới không bị nguy hiểm đến tính mạng.

Làm thế nào khi không thể đem hamster đến bác sĩ thú y

Nếu gần chỗ bạn ở không có bác sĩ thú y, bạn vẫn có thể chữa trị cho hamster tại nhà với những lưu ý sau:

+ Cho hamster bị bệnh ra ở 1 chuồng riêng với những miếng lót mới.

+ Thức ăn cung cấp cho hamster thời điểm này nên là thức ăn khô, tránh các loại trái cây.

+ Mua thuốc tiêu chảy cho thú cưng hoặc sử dụng thuốc tiêu chảy cho trẻ em cũng được, nhỏ thuốc tiêu chảy vào nước mà chuột đang sử dụng. Nước cho hamster uống phải được đun sôi để nguội diệt vi khuẩn.

+ Thường xuyên thay miếng lót chuồng, tránh vi khuẩn sinh sôi.

+ Luôn đổ thức ăn thừa khi hamster ăn không hết

+ Theo dõi hamster liên tục trong nhiều ngày, ngay cả khi hamster đã có dấu hiệu cải thiện tình trạng bệnh cũng không được chủ quan, mà phải tiếp tục thực hiện chế độ chăm sóc trên cho đến khi hamster khỏe mạnh hoàn toàn.

Bệnh ướt đuôi ở hamster mặc dù nguy hiểm, nhưng để chữa trị khá đơn giản với những lưu ý trên!


HÃY CHIA SẺ SUY NGHĨ CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT?! (Bình luận của bạn sẽ hiển thị sau khi được quản trị viên phê duyệt)

Please enter your comment!
Please enter your name here