Cá dọn bể ăn gì? Các loại thức ăn cho cá dọn bể


Cá dọn bể còn có tên gọi khác là cá tỳ bà hoặc cá lau kính, chúng có nguồn gốc từ Nam Mỹ. Đây là loài cá nước ngọt, sinh sống ở tầng đáy. Đây là loài ăn tạp, vì thế nguồn thức ăn rất đa dạng, nguồn chính là các loại rong, tảo bám trên nền đáy thủy vực nước lợ, nước ngọt.

Với đặc tính về nguồn thức ăn, đặc biệt có ích đối với môi trường nước mà cá dọn bể hay cá lau kính được những người chơi cá rất ưa chuộng sử dụng, đây được coi như một biện pháp tự nhiên trong việc vệ sinh hồ cá. Dưới dây là những thông tin tổng hợp về nguồn thức ăn của cá dọn bể.

tim-hieu-kien-thuc-ve-ca-don-be-an-gi

Thức ăn cho cá dọn bể

Tập tính sống liên quan mật thiết tới nguồn thức ăn của cá dọn bể

Do môi trường sống của cá dọn bể ngoài tự nhiên là ở tầng đáy của thủy vực nước lợ, nước ngọt, hay trong môi trường nuôi nhốt cũng tương tự là khu vực đáy, thành mặt đứng của bể, hồ. Tại những vị trí này chứa nhiều rong, tảo, các chất cặn bã hay thức ăn dư thừa của các loài khác lắng đọng xuống, cá dọn bể sẽ hút thức ăn bám trên bề mặt thành bể, đáy bể. Do tập tính lãnh thổ mạnh của loài này mà chỉ nên để tối đa 2 con, tránh chúng cạnh tranh lẫn nhau.

Ngoài ra cá dọn bể còn có đặc tính hút chất nhờn trên cơ thể các loài cá khác, vì vậy không nên thả chung cùng các loài cá có kích thước nhỏ, bởi cá dọn bể sẽ gây hoảng sợ cho chúng hoặc nghiêm trọng hơn là làm rách vẩy, rách vây hoặc bị thương nặng. Lời khuyên từ những người nuôi cá chuyên nghiệp, chỉ nên nuôi cá dọn bể cùng với những bầy cá kích thước to.

Lưu ý khi nuôi

Điều đáng để tâm tới là nguồn nước luôn được đảm bảo sạch sẽ, bể chứa thường xuyên được sát trùng để hạn chế tối đa khả năng sinh sôi của vi khuẩn có hại. Mặc dù đây là loài cá có khả năng làm sạch bể, giữ cho môi trường nước tránh bị bẩn, vẩn đục do thức ăn dư thừa và chất thải từ cá hết sức hiệu quả, người nuôi cá cũng cần chú ý khi cho cá ăn không cho dư thừa quá nhiều thức ăn khiến cá không ăn hết làm bẩn nước.

Do tính thích nghi cao, cá dọn bể nếu phát triển quá mạnh sẽ dẫn tới lấn át các sinh vật khác trong cùng môi trường, gây mất cân bằng vì vậy nếu không chú ý sẽ gây phản tác dụng. Suy cho cùng loài cá này chủ yếu được nuôi với mục đích “dọn bể” đúng như tên gọi của chúng, vì vậy hãy cân nhắc tránh để chúng phát triển một cách tự nhiên gây hại tới các loài cá khác trong cùng môi trường sống.

Qua những chia sẻ trên hi vọng các bạn đã có thêm những kiến thức hữu ích để áp dụng cho bể cá nhà mình. Chúc các bạn có một bể cá đẹp và luôn luôn sạch sẽ cùng với những chú cá khỏe mạnh nhé !!!


HÃY CHIA SẺ SUY NGHĨ CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT?! (Bình luận của bạn sẽ hiển thị sau khi được quản trị viên phê duyệt)

Please enter your comment!
Please enter your name here