Cá phát tài ăn gì? Các loại thức ăn cho cá phát tài


Cá Phát tài tên gọi khác là cá Tai tượng từ lâu đã trở thành một thú chơi được nhiều người đam mê nuôi cá săn đón. Đúng như tên gọi và ngoại hình của chúng, cá Phát tài được quan niệm là biểu tượng của sự may mắn, tài lộc cho chủ nhân nuôi chúng. Kỹ thuật để chơi loài cá này cũng phức tạp và đòi hỏi người chơi cần phải đầu tư cả về mặt thời gian cũng như kinh tế để đảm bảo cá được phát triển tốt nhất, khỏe mạnh nhất. Một trong những yếu tố quan trọng có thể kể đến đó là nguồn thức ăn. Hãy cùng bài viết tìm hiểu Cá Phát tài ăn gì nhé các bạn.

nhung-dieu-can-biet-ve-ca-phat-tai-an-gi

Cá phát tài có thức ăn đa dạng

Đặc điểm của cá Phát tài

Đây là giống cá lớn, khi phát triển ở giai đoạn trưởng thành có thể dài tới trên 60-70cm, đạt trọng lượng tới 10kg. Dễ hiểu loài này chủ yếu ăn thịt vì vậy thường nên nuôi chỉ riêng cá Phát tài trong 1 môi trường, không nên nuôi cùng với các loài khác. Nếu nuôi chung hãy chọn lựa các loại cá tương đối dữ và có kích thước lớn như cá Hồng kỳ, cá Rồng.

Thức ăn cho cá phát tài

Đây là loài cá không kén nguồn nước, chúng có khả năng sống khá cao, thích nghi cả với những nguồn nước kém oxy. Thức ăn chính của Cá Phát tài là các loài giáp xác, thủy sinh sống trong nước, các loài cá bột, cá nhỏ, thức ăn viên tổng hợp, kể cả rau xanh và các loại thức ăn dư thừa.

Chúng ưa thích ăn các loại rau hơn là thịt. Ngoài ra có thể bổ sung vào khẩu phần ăn của cá Phát tài các loại trùng chỉ, loăng quăng, bobo, artermia, sâu bọ… Tuy nhiên khi đã vào giai đoạn trưởng thành, loài cá này có thiên hướng ưa các loại thức ăn từ thực vật hơn như rau xanh, các loại bèo.

Lưu ý

Giống như các loại cá khác, tuy Cá phát tài không quá kén nguồn nước nhưng người chơi cá vẫn cần lưu tâm tới việc giữ gìn bể nuôi, tránh các loại bệnh như nấm hay các bệnh kí sinh trùng đường tiêu hóa dễ gặp phải ở cá. Do thức ăn dư thừa, chất thải tồn đọng quá nhiều trong nước dẫn tới chất lượng nước không đảm bảo, trở thành môi trường lý tưởng cho vi sinh vật gây hại. Cần đặc biệt chú ý tới các dấu hiệu lạ ở cá để xử lý kịp thời. Một nguyên nhân khác có thể kể tới là lượng Clo trong nước quá nhiều, vì vậy nếu dùng nước máy nên chú ý để Clo bay hơi hết rồi mới tiếp nước vào bể cho cá.

Trên đây là những kiến thức chia sẻ về cách nuôi cá Phát tài nói chung cũng như những vấn đề liên quan tới nguồn thức ăn của chúng. Hy vọng các bạn sẽ có thêm những kiến thức hữu ích trong việc nuôi và chăm sóc cá. Chúc các bạn có một bể cá sạch, đẹp và những chú cá khỏe mạnh.


HÃY CHIA SẺ SUY NGHĨ CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT?! (Bình luận của bạn sẽ hiển thị sau khi được quản trị viên phê duyệt)

Please enter your comment!
Please enter your name here