Kỹ thuật nuôi cá tai tượng trong hồ kiểng


Cá tai tượng – một loài cá nước ngọt không chỉ được ưa chuộng nuôi để kinh doanh, mà còn nuôi để làm cảnh. Tuy nhiên, khác với cá tai tượng nuôi nhằm mục đích kinh tế trong ao, trong đầm, cá tai tượng nuôi trong hồ kiểng để làm đẹp cho ngôi nhà của bạn cần những kỹ thuật nuôi khác biệt.

ky-thuat-nuoi-ca-tai-tuong-trong-ho-kieng

Cá tai tượng được nuôi làm cảnh

Một vài giống cá tai tượng được nuôi làm cảnh

Ở Việt Nam, cá tai tượng rất đa dạng về chủng loại, kích thước cũng như màu sắc. Tất nhiên, không phải loại cá tai tượng nào cũng đẹp, cũng nên nuôi làm cảnh đâu nhé. Một số loài cá tai tượng có thể nuôi làm cảnh phải kể đến như cá tại tượng đen, cá tai tượng heo lửa màu trắng đỏ, cá tai tượng Châu Phi… Trong đó cá tai tượng châu phi hay còn gọi là cá heo lửa được yêu thích nhất và nuôi làm cảnh phổ biến nhất vì hình dáng rất đẹp.  Những giống cá tai tượng này có kích thước vừa phải, không quá lớn, hình dáng bắt mắt, màu sắc nổi bật và dễ thích nghi trong điều kiện hồ kiểng.

Người nuôi cá tai tượng không chỉ tìm đến thu vui tao nhã, không chỉ để được giải trí, giảm căng thẳng mỗi lần cho cá ăn, chăm sóc cá mà còn với mong muốn, hy vọng, cá tai tượng sẽ đem đến sự sung túc, may mắn và tài lộc cho gia chủ.

Mách bạn kỹ thuật nuôi cá tai tượng trong hồ kiểng

Để nuôi cá tai tượng làm cảnh không hề khó, bởi loài cá này có sức sống tốt và thậm chí còn sinh tồn được trong môi trường nước ô nhiễm, thiếu oxi. Muốn chăm sóc cá tai tượng khỏe mạnh, bạn cần chú ý những điểm sau trong kỹ thuật nuôi cá tai tượng:

+ Thể tích bể nuôi có khả năng chứa khoảng 300 lít nước, bể chỉ cần trang trí đơn giản với sỏi và cát, không dùng cây thủy sinh, nếu chiều cao của bể thấp phải có nắp tránh cá nhảy ra ngoài

+ Cá tai tượng chỉ nuôi đơn trong bể kiểng, không nuôi ghép vì cá tai tượng trưởng thành rất hung dữ, chúng sẽ tấn công nhau khi được nuôi ghép

+ Cá tai tượng không ưa ánh sáng nên bể đặt ở vị trí có ánh sáng vừa phải, tránh ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp

+ Không cần lọc nước nhiều cũng không cần sục khí nhiều vì cá tại tượng có cơ quan hô hấp, sống thoải mái trong môi trường thiếu oxi

+ Thức ăn cho cá tai tượng gồm các loại côn trùng, thức ăn viên, trùng chỉ, giáp xác, các loại cá con… Không nên cho cá tai tượng ăn quá no và chỉ cho ăn vào 1 khung giờ cố định trong ngày

Nuôi cá tai tượng sẽ đem đến những trải nghiệm tuyệt vời cho bạn, chúc các bạn thành công với bể kiểng cá tai tượng của mình nhé!


HÃY CHIA SẺ SUY NGHĨ CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT?! (Bình luận của bạn sẽ hiển thị sau khi được quản trị viên phê duyệt)

Please enter your comment!
Please enter your name here