Cá tai tượng nuôi chung với cá nào


Cá tai tượng là loài cá nước ngọt được rất nhiều người chơi cá cảnh ưa chuộng. Sinh sống chủ yếu ở vùng nhiệt đới, một số nơi phổ biến loài cá này là Lào, Thái Lan, Campuchia, Indonesia, còn tại Việt Nam cá Tai tượng phân bố chủ yếu ở vùng đồng bằng Nam bộ. Bài viết này sẽ đem tới cho các bạn những kiến thức về kỹ thuật nuôi, cách chăm sóc cá tai tượng nói chung cũng như những lưu ý về việc nuôi cá Tai tượng chung với loài cá nào cho hợp lý.

ca-tai-tuong-nuoi-chung-voi-ca-nao

Cá tai tượng

Giới thiệu về cá Tai tượng

Loài cá này có tên khoa học là Astronotus ocellatus. Thức ăn của Tai tượng là các loại thịt vì vậy không nên nuôi Tai tượng cùng với các loài cá nhỏ, các loài cá lành bởi chúng sẽ dễ trở thành thức ăn cho cá Tai tượng. Cá tai tượng có khả năng sống ở môi trường nước thiếu oxy bởi chúng  còn có cơ quan hô hấp khấc nằm ở cung mang thứ nhất, ngoài ra chúng có thể chịu nóng tốt hơn các loài cá như rô phi, cá sặc rằn.

Kỹ thuật nuôi và chăm sóc

Loài cá này có sức khỏe tương đối tốt, rất dễ chăm sóc, người nuôi cần lưu tâm tới một số lưu ý nhỏ sau:

Không nên cho cá ăn quá nhiều, hãy ước lượng lượng thức ăn vừa đủ khi cho Tai tượng ăn, bởi loài này tương đối phàm ăn.

Trong quá trình thay nước bể cá chú ý không nên thay hết toàn bộ nước, hãy để lại 1/3 lượng nước cũ để tránh cá không bị sốc nhiệt.

Tai tượng là loài ăn thịt vì vậy nếu sử dụng các thức ăn tươi sống như thịt bò, thịt lợn, tôm, các loại cá mồi,…chú ý vệ sinh giữ cho nước luôn sạch sẽ tránh bị ô nhiễm.

Thức ăn ưa thích của cá tai tượng được nhiều người lựa chọn là các loại cá mồi, côn trùng, giáp xác, các loại  thịt, côn trùng, giáp xác, trùng chỉ, …

Không ghép cặp quá nhiều tai tượng cùng một bể vì chúng rất hung hăng, rất dễ đánh nhau.

Các loại cá có thể nuôi chung cùng cá Tai tượng

Cá tai tượng thường được khuyên không nên nuôi ghép với loài khác vì đặc tính hung dữ, chúng sẽ tấn công các loài cá được ghép nuôi chung. Tuy nhiên vẫn có những phương án thử nghiệm nuôi ghép Tai tượng với một số loài cá sau:

– Nuôi Tai tượng cùng cá Rồng, cá Hổ Indo, Cửu sừng albino, cửu sừng hoàng đế, cá lóc Thái,…một số người nuôi thực tế đã chứng minh có thể nuôi ghép các loài trên cùng Tai tượng.

– Cá hồng vỹ mỏ vịt, cá pacu cũng là phương án cho các bạn tham khảo.

Hy vọng những chia sẻ trên sẽ đem lại cho các bạn những kiến thức hữu ích trong việc nuôi và chăm sóc cá Tai tượng cũng như có thêm những gợi ý cho việc thử nuôi ghép Tai tượng cùng loài cá khác. Chúc các bạn thành công.


HÃY CHIA SẺ SUY NGHĨ CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT?! (Bình luận của bạn sẽ hiển thị sau khi được quản trị viên phê duyệt)

Please enter your comment!
Please enter your name here