Để chó mang thai được khỏe mạnh và những chú chó con ra đời an toàn, giai đoạn mang thai chăm sóc như thế nào rất quan trọng. Nếu bạn còn nhiều bỡ ngỡ khi lần đầu tiên chăm sóc chó mang thai, đừng bỏ qua bài viết này của chúng tôi nhé.
Chăm sóc chó mang thai
Nhận biết chó mang thai
Đầu tiên, bạn cần nắm được liệu rằng chú chó của mình đã có thai chưa. Bằng những dấu hiệu dưới đây, bạn sẽ sớm biết được chú chó của mình có thai và cần được chăm sóc đặc biệt:
+ Sự thay đổi của cơ thể: Cơ thể sẽ nói lên cún của bạn đang mang thai như thế nào? Khi chó có thai, núm vú sẽ bắt đầu thai đổi trở lên căng đầy và hồng hào hơn. Ngoài ra, thể tích bụng của cún cũng tăng lên trông thấy, thậm chí khi bạn sờ vào còn thấy được những cục cứng chính là những chú cún con đang nằm trong đó.
+ Sự thay đổi của hành vi: Trong những ngày đầu mới mang thai, chó mẹ thường mệt mỏi dẫn đến chán ăn thậm chí bỏ ăn. Nếu thấy chó mẹ chỉ muốn nằm 1 chỗ, không còn chạy nhảy nô đùa như thường ngày và ăn ít hơn rất có thể chó đã mang thai rồi đấy. Thêm nữa, chó trở nên khó tính hơn, hay cắn đồ vật. Đừng vội mắng hay phạt cún nhé, vì đây là biểu hiện rất bình thường của chó mang thai.
Chăm sóc chó mang thai như thế nào?
Giai đoạn đầu mang thai 1 – 30 ngày: Thời điểm này chó cần được thay đổi chế độ ăn uống hợp lý để giàu canxi hơn, và đặc biệt không được cho chó ăn quá no, tránh cho chó ăn mỡ bị đầy bụng. Đương nhiên, bạn cũng cần quan sát các hoạt động của chó để đảm bảo cún của mình không hoạt động mạnh. Nếu đang nuôi cún chung với những chó khác, phải tách để cún có được nơi nghỉ ngơi yên tĩnh nhất.
Giai đoạn giữa thai kì từ 31 ngày đến 45 ngày: Đây là thời điểm thai nhi phát triển mạnh, cơ thể chó mẹ bắt đầu trở lên nặng nề do thể tích bụng tăng nhanh. Vẫn phải hạn chế chó chạy nhảy, tăng cường chế độ ăn uống cho chó mẹ nhiều hơn so với thông thường nhưng cho ăn chia nhỏ nhiều bữa. Giữ gìn vệ sinh tốt cho chó mẹ.
Giai đoạn cuối thai kỳ tử ngày 46 đến thời điểm đẻ: Cần đưa chó mẹ đi khám bác sĩ thú y để chuẩn đoán ngày sinh. Chuẩn bị sẵn ổ đẻ cho chó mẹ, giúp chó mẹ sinh nở an toàn. Thời kì này, chó mẹ cần được bổ sung thêm nhiều thực phẩm chức năng cũng như các dưỡng chất có từ thức ăn tươi. Nên hầm xương sụn cho chó mẹ ăn nhiều giai đoạn cuối thai kỳ.