Cá rồng – loài cá cảnh đẹp được các gia chủ nuôi với hy vọng sẽ đem lại tài lộc, may mắn. Nhiều người chỉ nuôi riêng cá rồng trong 1 bể, nhưng cũng có những người lại thích nuôi cá rồng chung với loài cá khác. Vậy bạn có biết những loài cá nào có thể chung sống cùng cá rồng chưa?
Cá chép koi được mệnh danh là kiệt tác nghệ thuật biết bơi khi loài cá cảnh này có màu sắc và hình dáng rất đẹp. Ở Việt Nam, cá chép koi được nuôi ngày càng phổ biến. Nếu bạn cũng đang nuôi cá chép koi và vẫn muốn nuôi thêm những loại cá cảnh khác hãy tham khảo danh sách các loài cá cảnh chung sống hòa bình với chép koi, không làm ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường sống của chép koi trong bài viết dưới đây.
Khi nuôi cá cảnh, để chúng luôn khỏe mạnh và đủ dưỡng chất, nguồn thức ăn rất quan trọng. Hiện nay, thức ăn cho cá cảnh chủ yếu là thức ăn tươi hoặc thức ăn sẵn. Tuy nhiên, nguồn thức ăn sẵn đôi khi không đảm bảo cho cá. Thay vào đó, bạn có thể tự chế biến thức ăn cho cá cảnh tại nhà rất đơn giản.
Cá la hán thái đỏ – loại cá la hán khá phổ biến ở Việt Nam hiện nay. Tuy không còn sốt như trước, nhưng vẫn còn rất nhiều người ưa chuộng nuôi cá la hán. Gía trị của 1 chú cá la hán thái đỏ nói riêng và cá la hán nói chung chính ở cái đầu gù. Vậy cách nuôi cá la hán thái đỏi khỏe mạnh và lên đầu đẹp cần lưu ý những gì?
Khi nuôi cá la hán, muốn cá phát triển tốt, khỏe mạnh và đặc biệt lên màu đẹp, lên đầu đẹp cần rất nhiều yếu tố trong đó thiết kế bể cá rất quan trọng. Vậy thiết kế bể nuôi cá la hán cần những gì?
Bể cá la hán
Đầu tiên ta cần chuẩn bị bể cá. Bể cá la hán thường có chất liệu kính với kích thước đa dạng. Để nuôi cá la hán tốt nên chọn hồ có kích thước chuẩn từ 60 cm – 1 m. Cụ thể như bể 0.7 x 0.4 x 0.5 (dài x rộng x cao). Kích thước bể còn tùy thuộc vào chủng loại cũng như số lượng cá la hán bạn nuôi. Bởi có những giống cá la hán khi trưởng thành sẽ dài hơn 30cm và đương nhiên nuôi càng nhiều cá la hán bạn càng cần 1 cái bể lớn hơn. Không giống như nhiều loài cá cảnh khác, cá la hán cần 1 không gian đủ lớn để sinh sống nên chúng không thể phát triển tốt trong điều kiện “đất chật người đông” đâu nhé.
Cá lan hán không chỉ là loài cá cảnh thông thường mang giá trị thẩm mỹ, giải trí mà nó còn mang ý nghĩa về phong thủy. Người ta quan niệm nuôi cá la hán sẽ đem đến nhiều may mắn cũng như tài lộc. Vậy khi nuôi cá la hán phong thủy cần biết những gì?
Mấy năm gần đây, giới trẻ thích thú phong trào nuôi kỳ nhông axolotl. Đây là một loại cá đến từ mexico có đặc điểm là có 6 sừng nên thường gọi là khủng long 6 sừng. Mặc dù phong trào nuôi rất nhiều những không phải ai cũng thành công. Cách nuôi cá axolotl (kỳ giông axolotl) không phải dễ, người nuôi phải chú ý đến từng chi tiết nhỏ nhất.
Nguyên tắc cần chú ý khi nuôi kỳ nhông axolotl
Kỳ nhông axolotl sống ở mexico yêu thích chất nước cứng. Ban có thể hiểu là môi trường kiềm yếu và nước phải sạch. Một chi tiết nhỏ là không nên trang trí bể cá nuôi bằng gỗ, gỗ sẽ làm mềm nước và làm nước bị đục, cá khó sống dễ bị bệnh. Khi nước bị đục lẫn tạp chất sẽ làm cho mang của kỳ nhông khi hô hấp bị nhiễm ký sinh trùng. Phải vệ sinh nước thường xuyên. Mức nước luôn luôn phải ngập thân mình nó. Giống cá này khá đặc biệt, cứ 5 phút nó sẽ nổi lên mặt nước để thở một lần.
Nuôi cá cảnh có lẽ là thú chơi xưa rồi. Hiện nay, khá nhiều dân chơi chuyển sang nuôi loài lưỡng cư có đặc điểm rất đặc biệt 6 sừng 4 chân đó là cá axolotl. Mọi người thường gọi nó khủng long 6 sừng vì ngoại hình kỳ dị của nó. Nuôi cá axolotl cần có kinh nghiệm và tìm hiểu xem cá axolotl (hay kỳ giông axolotl) ăn gì để nuôi.
Thức ăn của cá axolotl
Để có thể nuôi thành công loài cá axolotl đặc biệt này tốt nhất bạn nên tìm hiểu trước các thông tin và tham gia vào các hội nuôi cá cảnh này để học hỏi kinh nghiệm. Tại đây, bạn chơi sẽ giới thiêu về các loài khủng long 6 sừng khác nhau, chia sẻ kinh nghiệm nuôi cá khỏe, lớn nhanh và cả sinh sản nữa.
Nuôi cá cảnh là thú vui của rất nhiều người vì cá rất dễ nuôi, chăm sóc và cũng không tốn nhiều diện tích. Đặc biệt là nó không gây phiền hà như các loại chó mèo khác. Nhưng cách nuôi cá vàng trong bình nhỏ như thế nào cho cá ít chết nhất không phải ai cũng biết. Sau này là hướng dẫn nuôi cá cảnh trong bình thủy tinh cho nhiều người học hỏi.
Nuôi cá vàng trong bình nhỏ như thế nào?
Khá nhiều người hiện nay chọn nuôi cá cảnh trong bình thủy tinh. Các loại bình thủy tinh thường có nhiều loại bình khác nhau, kiểu dáng rất đẹp nên nhiều người thích. Tuy nhiên, bình nhỏ thường diện tích nhỏ, không có máy oxy cá dễ bị chết. Chính vì vậy, bạn nên chọn các loại cá có sức khỏe tốt, chỉ nuôi khoảng 1 đến 2 con là tối đa. Không nên nuôi nhiều cá dễ cạnh trânh đánh nhau.
Nhiều người đam mê cá cảnh thường hay đặt chậu cá nhỏ trên bàn làm việc của mình để có thể ngắm bất kỳ lúc nào. Việc đặt chậu cá trên bàn làm việc còn tạo nên vượng khí, mang tài lộc, may mắn cho người nuôi. Vậy nuôi cá trong chậu thủy tinh nhỏ có khó không? Sau đây là cách nuôi cá cảnh trong chậu thủy tinh nhỏ các bạn có thể tham khảo!
Loài cá phù hợp với chậu thủy tinh nhỏ
Nuôi cá trong chậu thủy tinh nhỏ đồng nghĩa không thể hỗ trợ máy oxi cho cá. Cho nên, khi lựa chọn loài cá nuôi các bạn phải chọn loài cá khỏe mạnh, môi trường sinh sống không cần máy oxi. Hiện nay, có khá nhiều loài cá cảnh có khả năng sống trong chậu thủy tinh như cá betta, cá bảy màu, cá kiếm, cá vàng, cá ngựa vằng…. Mỗi loài cá đều có những đặc điểm riêng, tùy vào ý thích của các bạn mà lựa chọn cá cảnh nuôi trong chậu thủy tinh nhé!
Loài cá cảnh thường được nuôi trong chậu thủy tinh là cá betta, cá bảy màu, cá kiếm, cá vàng