Kỹ thuật nuôi cá chọi trong bể thủy sinh


Chơi cá chọi từ lâu đã là một thú chơi được rất nhiều người đam mê, từ trẻ nhỏ cho tới những người trưởng thành. Loài cá này còn có tên gọi dân dã khác là cá xiêm, cá đá hay tên khoa học là Betta splendens, người chơi chuyên nghiệp thường gọi là cá betta. Hãy cùng bài viết tìm hiểu về kỹ thuật nuôi cá chọi (betta) trong bể thủy sinh.

ky-thuat-nuoi-ca-choi-trong-be-thuy-sinh

Cá chọi nuôi như thế nào

Đặc điểm

Cá chọi bắt nguồn từ Thái Lan, sau này được phổ biến ra khắp các nước khác và trở thành trào lưu có lượng lớn người đam mê. Loài này ở giai đoạn phát triển có kích thước khoảng 5-6cm. Hiện nay một số nơi đã lai giống được những cá thể cá chọi có kích thước lớn, có thể từ 8-10cm.

Đặc điểm nhận biết dễ thấy là bộ vây, đuôi sặc sỡ, đủ các loại màu sắc. Màu sắc nguyên thủy của cá chọi chỉ có màu nâu, màu xanh lá cây tối màu, cá đời đầu thường có bộ vây khá ngắn, chỉ càng về sau này khi các giống mới được lai tạo thì bộ vây và đuôi của cá chọi mới thực sự đa dạng về kích thước và màu sắc. Có thể kể tới các loại như Veiltail, Delta, Superdelta. Halfmon…

Chuẩn bị bể nuôi

Bể và nguồn nước có vai trò quan trọng trong việc nuôi cá, đảm bảo cá có khỏe mạnh và phát triển tốt hay không. Cá chọi là loài có sức sống tương đối dẻo dai, không kén nước. Chuẩn bị bể nuôi có kích thước vừa đủ , không nên ghép cặp 2 cá thể đực cùng một bể vì chúng sẽ tấn công lẫn nhau, hoặc nếu ghép chung cần có biện pháp tách riêng chúng để tránh đánh lộn lẫn nhau.

Vị trí bể nên đặt ở nơi cố định, thoáng mát, có chút ánh sáng mặt trời. Trong bể nên để rong rêu, bèo nước, hoặc lá bàng rất tốt cho cá.

Lưu ý giữ cho nước luôn sạch sẽ để đảm bảo không tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi gây bệnh. Nên bỏ vào bể nuôi 1 lượng nhỏ Vitamin như Vitamin C, Kháng sinh để tăng chất lượng nước, giúp cá khỏe mạnh hơn.

Thức ăn:

Cá chọi ăn các loại thức ăn từ thịt. Thức ăn của chúng có thể là trùng cỏ, bo bo, artermia, thức ăn viên,…Nếu được nuôi trong môi trường lý tưởng, được cho ăn đầy đủ cá chọi sẽ chóng lên màu, chóng lành các vết thương(nếu bị).

Ngoài ra có thể nuôi cá chọi bằng các loại giun đỏ, thịt cá, tôm, quăng quăng, 1 số ấu trùng rất tốt đối với quá trình nuôi.

Cho cá chọi ăn vừa đủ, không nên cho ăn quá nhiều, dư thừa thức ăn trong bể vì dễ gây bẩn nước.

Trên đây là những kiến thức về kỹ thuật nuôi cá chọi trong bể thủy sinh. Chúc các bạn áp dụng thành công đối với bể cá nhà mình.


HÃY CHIA SẺ SUY NGHĨ CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT?! (Bình luận của bạn sẽ hiển thị sau khi được quản trị viên phê duyệt)

Please enter your comment!
Please enter your name here