Chó cắn không chảy máu có sao không?


Chó cắn không chảy máu có sao không? Phải xử lý như thế nào là đúng đắn khi bị chó cắn? Dưới đây là những thông tin hữu ích, giúp bạn xử lý kịp thời và chính xác khi không may gặp phải trường hợp này.

Chó cắn không chảy máu có sao không?

Khi bị chó cắn mặc dù vết cắn không sâu, không bị chảy máu. Nhiều người chủ quan trong việc xử lý vết thương. Điều này có thể gây nên những hậu quả xấu. Chó cắn không chảy máu có sao không? Tuy bị chó cắn không chảy máu nhưng bạn không thể xem thường. Bởi nếu chó bị nhiếm virut dại thì bạn có thể bị nhiễm thông qua nước bọt của chúng.

cho-can-khong-chay-mau-co-sao-khong-2

Chó cắn không chảy máu có nguy hiểm không?

Virut dại trong nước bọt của chó sẽ truyền vào máu của bạn thông qua vết xước trên da. Bởi vậy, bạn phải có những biện pháp phòng tránh cũng như theo dõi chó đã cắn mình từ 10-15 ngày để có hướng xử lý tiếp theo.

Cách xử lý đúng đắn khi bị chó cắn

Khi bị chó cắn, bạn cần phải xử lý vết thương dưới vòi nước chạy nhẹ để tránh làm tổn thương và khiến vết thương nặng hơn. Tiếp theo cần rửa lại vết thương với xà phòng hoặc dung dịch sát trùng. Nếu vết thương chảy máu thì cứ để máu chảy khoảng 10 phút rồi bắt đầu băng lại. Đối với những vết thương trúng mạch máu lớn cần phải cầm máu bằng ga-ro và đưa bệnh nhân đi cấp cứu ngay lập tức.

cho-can-khong-chay-mau-co-sao-khong-2

Cách xử lý đúng đắn khi bị chó cắn

Phải tiến hành tiêm phòng ngay nếu vết cắn nằm ở bộ phận nguy hiểm như: đầu chi, mắt, đầu, cơ quan sinh dục…Nếu chó có biểu hiện lên cơn dại hoặc bạn không thể theo dõi được chúng thì cũng nên đi tiêm phòng ngay.

Với những vết thương nhẹ, xa khu thần kinh trung ương như cẳng chân. Con vật không có hiểu hiện dại, không sống trong khu vực bị dại thì chỉ cần theo dõi chó đã cắn bạn từ 10-15 ngày để xem xét khả năng tiêm phòng. Nếu con vật khỏe mạnh thì không cần tiên. Nhưng nếu mất tích hoặc lên cơn dại thì bạn phải đi tiêm phòng ngay.

Để phòng chống bệnh dại cho thú cưng bạn nên cho chó mèo đi tiêm phòng đầy đủ. Sử dụng xích cận thẩn. Luôn mang rọ mõm khi ra đường. Trẻ em nên hạn chế đùa nghịch và tiếp xúc nhiều với vật nuôi sẽ hạn chế khả năng bị tấn công.

Chó cắn không chảy máu có sao không? Với những thông tin mà chúng tôi cung cấp trên đây hy vọng sẽ giúp bạn có cách xử lý bình tĩnh, chính xách và đúng đắn nhất khi không may bị chó cắn chảy máu. Chúc bạn thành công!


HÃY CHIA SẺ SUY NGHĨ CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT?! (Bình luận của bạn sẽ hiển thị sau khi được quản trị viên phê duyệt)

Please enter your comment!
Please enter your name here