Bệnh dại có lây từ người sang người không


Bệnh dại hiện nay mặc dù đã có thuốc chữa trị, nhưng nó cũng để lại những hậu quả lớn đối với sức khỏe con người. Trong nhiều trường hợp, nếu không kịp thời điều trị, bệnh dại có thể dẫn đến tử vong. Bệnh dại có lây từ người sang người không – câu hỏi này được rất nhiều người quan tâm sẽ được chúng tôi giải đáp ngay dưới đây.

benh-dai-co-lay-tu-nguoi-sang-nguoi-khong

Bệnh dại thường do chó dại cắn

Bệnh dại có nguồn gốc từ đâu

Về cơ bản, bệnh dại không có nguồn gốc từ con người. Con người có bệnh dại là lây từ động vật chứa virut dại sang. Thông thường, chó hay mèo dễ chứa virut dại sau đó sẽ cắn người truyền virut dại có chứa trong nước miếng qua vết thương hở để vào cơ thể người. Virut dại không thể lây truyền qua da lành, bị nhiễm vi rút dại chắc chắn phải có các vết thương hở, niêm mạc da bị tổn thương.  Tỉ lệ người bị lây bệnh dại từ vật nuôi khi bị cắn chiếm đa số, nhưng ngoài ra cũng có thể lây dại từ vật nuôi khi bị chúng cào, khi tiếp xúc với chúng mà trên cơ thể đã sẵn vết thương hở rồi.

Theo thống kê, mỗi năm trên thế giới có khoảng 40.000 ca bệnh dại ở người. Phần lớn các ca bệnh dại này đều do connguowif bị chó dại cắn. Ngoài chó, nhiều động vật khác cũng có thể bị dại như mèo, dơi, cừu, chuột, chó sói, thú có túi…

Vi rút dại khi đi vào cơ thể người sẽ sinh sôi với tốc độ chóng mặt và gây ra những biểu hiện lâm sàng như thần kinh bị kích động, sợ ánh sáng, hôn mê, tăng tiết nước bọt. Bệnh dại chia thành 2 giai đoạn, giai đoạn 1 biểu hiện của bệnh chỉ là sốt, ngứa ngáy, buồn nôn, lo âu, căng thẳng trong vòng vài ngày. Giai đoạn 2 là giai đoạn lên cơn dại, tỉ lệ tử vong khi đã lên cơn dại rất cao và thường chỉ trong vài ngày.

Bệnh dại có lây từ người sang người không?

Câu trả lời là có, nhưng tỉ lệ rất thấp. Thực tế chủ yếu các ca bệnh dại ở người đều lây từ động vật sang, lịch sử y khoa cũng đã ghi nhận những trường hợp bị lây bệnh dại từ người sang người do ghép giác mạc, ghép nội tạng. Việc tiếp xúc thông thường giữa người với người không làm lây bệnh dại. Ngay cả khi bạn tiếp xúc với nước bọt có chứa virut bệnh dại của người, nước tiểu hay phân cũng khó có thể lây bệnh dại. Tất nhiên, nếu vùng da của bạn có tổn thương lại tiếp xúc với virut bệnh dại sẽ bị lây bệnh. Vì vậy, trên lý thuyết khi bạn có vết thương hở trong miệng và hôn người mắc bệnh dại cũng có thể lây bệnh bình thường.

Bệnh dại cần được phát hiện sớm để có hướng điều trị tốt nhất. Nên cẩn trọng khi tiếp xúc với người mắc bệnh dại nhưng không phải vì thế mà xa lánh, xua đuổi họ.


HÃY CHIA SẺ SUY NGHĨ CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT?! (Bình luận của bạn sẽ hiển thị sau khi được quản trị viên phê duyệt)

Please enter your comment!
Please enter your name here